Pages

Popular Posts

About

Được tạo bởi Blogger.

LATEST POSTS

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017
Sáng mình ngồi trên ô tô đi làm, nhìn qua cửa kính, hình ảnh thằng em cầm bộ quần áo bảo hộ, đi bộ về nhà làm mình rớt nước mắt. Giọt nước mắt của tình thương.

Mình và em trai hơn nhau 3 tuổi, khoảng cách không quá gần mà chũng chẳng quá xa, không đủ để biết nhường nhịn nhau. 

Từ khi được sinh ra, lũ trẻ con nhà mình (con nhà cô, chú, bác ruột) sàn sàn tuổi nhau đều tôn vinh nó (em trai mình) làm đại ca. Và nó có quyền sinh quyền sát. Nó phân chia giai cấp cho từng đứa một, đứa nào nó quý sẽ được phong hàm đại ca 2 (đại ca 1 là nó), và tiếp sau. 

Tình thương chị em
Đáng buồn thay, mình luôn là đứa bị nó ghét vì hay tranh chấp đồ ăn với nó nên toàn bị cho là lính bét. Lính bét sẽ phải làm mọi việc đại ca 1, 2.. sai bảo và chịu sự trừng phạt vô cớ nếu chúng không vui. 

Thỉnh thoảng mình làm được việc tốt, được thăng hạng thì mình rất vui nhưng niềm vui chẳng tày gang, chỉ đựơc vài tiếng là nó lại cho mình xuống bét. Mình ức lắm.

Hai chị em gần tuổi nhau nên rất hay cãi nhau, mỗi lần cãi nhau là nó lại dọa bỏ nhà ra đi. Mình khóc hết nước mắt van nài nó không đi. 

Có 1 vài lần nó khoan dung độ lượng ở lại, nhưng cũng chó vài lần nó cứ chạy. Mình vừa đuổi theo vừa khóc, vừa hét lên :" em ơi, về đi, đừng đi nữa". Có lần chạy mấy km, mình không đuổi được nữa, đứng giữa đồng khóc tu tu giữa trời nắng gắng. Mình ức lắm.

Nó là đứa hay trêu mình để mình mắng nó, rồi nó lợi dụng cơ hội, giãy nảy lên và mẹ mình lại mắng mình không biết nhường em. 

Mình vẫn thường gọi nó Chí Phèo rạch mặt chả thèm dây. Nhưng chỉ được vài phút là lại chí chóe, mình lại bị nó đánh và lại bị mẹ mắng. Mình ức lắm.

Bọn trẻ con nhà mình hay có thú vui là trốn bố mẹ đi câu cá, hoặc trèo lên cây ngủ trưa. Lần ấy, cả bọn đang vắt vẻo trên cây, mỗi đứa một cành rồi mà nó bắt mình xuống dưới đất, không cho mình nằm trên cây. 

Ức quá, mình bảo: "tao không phải chị em với mày, mày là đồ con rơi". Nó cũng không phải loại vừa, nó cãi lại: "chị mới là đồ con rơi, mẹ bảo em thế". Không hiểu lúc ấy thế nào, mình òa lên khóc: "tao không phải con rơi, có mày ấy" và mình lủi thủi vào trong nhà. Mình ức lắm.

Năm nó học lớp 8, game online bắt đầu thịnh hành, nó cũng mê mẩn. Bố mua một con lợn nhựa về, bảo 3 bố con sẽ tiết kiệm tiền để dành tới tết mua quần áo. Mình hào hứng lắm, bao nhiêu tiền mừng tuổi để hết vào lợn, mỗi ngày bố đi làm về đều bớt lại chút ít để nuôi lợn. 

Sau 1 tháng, mình mang con lợn ra ngắm nghía thì phát hiện ra dưới bụng bị rạch 1 đường, mình òa khóc nức nở khi phát hiện tiền trong lợn đã biến mất. Sau một hồi điều tra, thằng em đã nhận tội. 

Nó lấy tiền đi chơi game. Lúc ấy mình ức lắm nhưng thương cũng không kém. Giọt nước mắt mình chảy ra không phải vì tiếc tiền mà là vì nó đã hỏng người.

Lên cấp 3, nó đã biết và ý thức được mình làm nên nó đã chăm học và đỗ 1 trường đại học, nhưng ra trường chật vật mãi không xin được việc.

Mình đã khuyên rất nhiều lần, cứng có, mềm có về việc nó cần phải đi học tiếng anh. Nhưng nó không đi học, xin đi làm công nhân trong thời gian chờ xin việc. Tranh thủ mấy ngày tết nó đi kiếm tiền, về chân sưng to như 2 cái cột đình xong bị quỵt tiền lương. 

Hè thì đi làm thời vụ cho công ty bánh kẹo gần nhà. Sáng mình ngồi trên ô tô đi làm, nhìn qua cửa kính, hình ảnh thằng em cầm bộ quần áo bảo hộ, đi bộ về nhà làm mình rớt nước mắt. Giọt nước mắt của tình thương.

Sau bao nhiêu năm, mình nhận ra rằng, mọi điều tốt đẹp mình đều được hưởng, còn nó, mọi việc đều không suôn sẻ. 

Từ bé, mọi việc mình được trải thảm dưới chân, luôn được học lớp chọn, không đỗ thì được bố mẹ xin cho, đại học ở nhà bác được lo lắng mọi việc, chưa ra trường có sẵn việc làm và cứ thế mình sống. 

Mình đã lấy hết may mắn của nó nên cảm thấy tội lỗi. Đi đâu, làm gì mình đều mong muốn mua cái tốt nhất cho nó. Mình đã từng nghĩ, mình có thể hi sinh nghỉ ở nhà để nhường công việc này cho nó nhưng không được.

Thế đấy, tình cảm chị em là thứ thiêng liêng. Cho dù chúng ta đã từng ghét nhau, đánh nhau một sống một còn nhưng trong thâm tâm mỗi người, vẫn tồn tại một tình thương. 

Nhưng chưa bao giờ mình và nó ngừng cãi cọ, xích mích. Không phải xích mích vì giành ăn, giành chơi, mà xích mích bởi tình thương. Thương nó rất nhiều.

Sưu tầm


Truyện ngắn về gia đình: Chuyện vườn rau

"Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng"

Câu nói ấy đã được "Mẹ" anh kể cho nghe từ bé, từ tấm cám đến công chúa Lọ Lem....Thấm nhuần vào tư tưởng của anh, anh đã thấy ghét những bà dì ghẻ. Nhưng cuộc đời đâu ai biết trước được điều gì, điều đó lại xảy đến với anh, khiến anh ân hận trong muộn màng và nước mắt.

Ngày xửa ngày xưa! Không, có lẽ là ngày nảy ngày nay....tại một vùng quê yên ả nọ có hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Hai vợ chồng họ quanh quẩn với những luống ra trước nhà, chồng chăm ra, vợ đem bán. Cuộc sống của họ cứ thế trôi đi trong bình yên nhưng họ chợt nhận ra họ thiếu một cái gì đó. 

Chuyện vườn rau
À, thiếu một tiếng khóc trẻ thơ. Nhưng trớ trêu thay, ông trời luôn trêu đùa số phận của họ, người vợ mắc bệnh và mãi mãi không thể có con, người chồng chán nản và đi tìm hạnh phúc mới, để lại người vợ bơ vơ một mình vẫn hằng ngày cặm cụi quanh vườn rau, những cây rau vẫn xanh, vẫn tốt dù thiếu di bóng dáng người chồng.

Thời gian vẫn thấm thoát trôi, người vợ vẫn hằng ngày mong chờ người chồng trong vô vọng! Rồi một đêm nọ, người chồng trở về mái nhà xưa, trên tay ôm một đứa trẻ sơ sinh. 

Người chồng nói đó là đứa con của ông và người phụ nữ khác, vì khó đẻ nên người phụ nữ ấy đã qua đời. đứa trẻ đó chính là Anh. Người vợ vừa vui vừa buồn, vui vì trong nhà nay đã có tiếng khóc trẻ con, nay đã có hơi ấm của người đàn ông, buồn vì một số phận của người phụ nữ kia không được may mắn.

Nhưng một lần nữa, ông trời lại trêu ngươi số phận người vợ, người chồng đã bỏ đi theo người phụ nữ kia. Người vợ lại một mình cặm cụi với vườn rau nuôi dưỡng đứa con riêng của chồng và người phụ nữ kia. 

Năm tháng dần trôi, anh đã lớn nhưng một câu hỏi luôn thường trực trong anh về hai ngôi mộ nằm trước vườn rau nhà mình. Mỗi lần hỏi, mẹ anh chỉ trả lời cho qua loa....Rồi anh cũng chóng quên câu hỏi ấy khi bước vào sóng gió cuộc đời. 

Số phận đã mỉm cười với anh khi anh đã mở được công ty riêng có một người vợ xinh đẹp trên thành phố nhưng anh lại bỏ mặc người mẹ già với vườn rau ngày nào dưới quê. Người mẹ vẫn thế, vẫn chăm sóc vườn rau xanh mướt, vẫn chiều chiều đem ra ra chợ bán với những đồng bạc lẻ......

Phải chăng, vì không quan tâm đến mẹ mà cuộc đời đã bắt anh trả một cái giá quá đắt. Công ty anh vỡ nợ, anh vào tù, vợ anh thì gom tiền bỏ đi và không quên giao đứa con cho mẹ anh...

Người mẹ ấy, nay đã già nhưng vẫn phải chạy chợ kiếm mấy đồng bạc vào trại thăm anh. Lúc này anh mới nức nở, nghẹn ngào. Giá như, giá như ngày xưa anh đối tốt với mẹ....anh thấy mình là một kẻ vứt đi, một kẻ thừa của xã hội. 

Người mẹ vẫn mỉm cười phúc hậu, vẫn ôm anh vào lòng như hồi bé... Chính tình yêu thương của người mẹ là động lực cho anh làm lại cuộc đời, anh cố gắng cải tạo tốt với mong muốn được mãn án.

Rồi ông trời cũng không phụ lòng người nhưng thêm một lần nữa, ông trời lại trêu đùa cuộc đời anh khi ngày anh ra tù cũng là ngày người mẹ trút hơi thở cuối cùng bên vườn rau. 

Đau đớn vì chưa đền đáp được mẹ, anh gào lên, con anh khóc, tiếng khóc quá nao lòng, tiếng khóc hòa với tiếng gào của anh làm cho những người ở đó không thể cầm lòng. Rồi một người hàng xóm đã trao cho anh di chúc của mẹ anh. 

Anh biết được sự thật về cuộc đời mình, biết được những hi sinh của mẹ cho anh, biết được hai nấm mồ trước nhà...và tâm nguyện cuối cùng của mẹ là được nằm bên bố anh và người phụ nữ kia...

Năm tháng vẫn trôi, vườn rau vẫn xanh, vẫn tốt....Anh sống với vườn rau, với bố và hai mẹ của mình....họ sống hạnh phúc bên nhau cho dù họ ở hai thế giới khác nhau...

Rồi khi anh mất đi, con anh, cháu anh sẽ tiếp tục vườn rau này...rau vẫn xanh, vẫn tốt......cuộc đời vẫn lặng lẽ trôi đi.

Sưu tầm